Sau khi mới xem bộ phim này từ rạp về, tôi đã viết một cái review ngắn nói rằng đây là bộ phim phải xem với tất cả các cặp đôi, đặc biệt là những cặp đôi sắp cưới. Một vài người sau đó có kêu rằng tôi hại bạn, hoặc có mưu đồ chia rẽ tình cảm người ta. Thật ra thì tôi chỉ thấy đây là một bộ phim rất ý nghĩa vậy thôi.

Vâng, bỏ qua lớp nội dung trinh thám đầy bi kịch, cũng không bàn đến việc các nhân vật đã sát hại và có âm mưu sát hại nhau như thế nào; Gone Girl nhắc lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về chủ đề tình yêu và hôn nhân (mặc dù điều đó nghe có vẻ khó tin khi người nói là tôi). Để minh họa, tôi xin trích dẫn lại một vài câu thoại trong phim dưới đây.

1. Hai con người cần phải thay đổi và tự hoàn thiện để sống được với nhau.

Nick teased out of me things I didn’t know existed. A lightness, a humor, an ease. But I made him smarter. Sharper. I inspired him to rise to my level. I forged the man of my dreams.We were happy pretending to be other people.

I was this average guy from an average place… with mediocre aspirations. And I met a woman who dazzled me. And I wanted her to love me… so I pretended to be better than I was.

Nào, thật ra câu chuyện hiện hữu ngay từ những thứ đơn giản thôi mà. Ví dụ: Anh ấy thích xem phim, còn cô ấy thì không. Cô ấy thích đi phượt, còn cô ấy thì không. Anh ấy không thích sầu riêng còn cô ấy lại thích, nên anh ấy phải ăn theo.. hoặc ngược lại, cô ấy phải bỏ món sầu riêng ưa thích của mình. Vân vân và vân vân.

Mỗi người đều có những tính cách và sở thích khác nhau. Đôi khi để có thể “hợp” được với người khác, ta phải chiều theo họ, cùng thích những gì họ thích, cùng làm những gì họ làm. Nếu hai người cùng yêu thương và nhượng bộ lẫn nhau, họ có thể trở thành cặp đôi hoàn hảo và vô cùng hạnh phúc. Dĩ nhiên, nó cần sự nỗ lực rất lớn, và cả khả năng thích nghi.

But Nick got lazy. He became someone I did not agree to marry. He actually expected me to love him unconditionally.

When we got married, I promised to be that guy. That guy who works harder. That guy who, who lives and acts… and loves with as much passion as she does.
But I failed her. Instead of doing what was right… I did what was easy.

Và nếu ta không thể thích nghi, hoặc không bảo vệ được những sự nhượng bộ đó, câu chuyện sẽ rạn nứt giữa hai người. Càng gặp nhau nhiều, va chạm sẽ càng nhiều. Hôn nhân, đồng nghĩa với việc chung sống với nhau 24/7, sẽ là mốc cuối cùng cho thử thách đó.

Có một người bạn đã tâm sự với tôi một câu chuyện đem lại cho tôi cảm giác tương tự. Hai người đã rất cố gắng trở nên tốt đẹp vì nhau, nhưng họ đã không thể cố được mãi. Họ cảm thấy mệt mỏi vì phải gồng mình lên để thật cẩn trọng, thật nâng niu, thật nhún nhường vì nhau. Cuối cùng thì sự giải thoát là chia tay. Tình cảm là có thật, nhưng họ thiếu một điều gì đó để có thể ở bên nhau. Có lẽ cái đó người ta gọi là “không hợp”.

Tôi nghĩ rằng, tình yêu thì cứ xảy ra, và nhiều khi chia tay là việc sẽ phải đến; nhưng hãy thành thật với người kia và cũng với chính bản thân mình trước khi tiến tới hôn nhân. Bởi, hai con người cần phải thay đổi và tự hoàn thiện để sống được với nhau.

2. Sự bền vững của hôn nhân yêu cầu hi sinh và tha thứ.

When two people love each other and can’t make that work… that’s the real tragedy.

Câu chuyện của phim kể về bi kịch xảy ra sau khi hai nhân vật chính đã cưới nhau được 5 năm, khi sự “không hợp” đã lên tới đỉnh điểm, khi người này đã quá mệt mỏi vì người kia. Hậu quả của một mối quan hệ không được chăm sóc đấy là họ đã tự hành hạ nhau. Nhưng cuối cùng thì, hai người lại trở về bên nhau và tiếp tục cuộc hôn nhân dù có cảm thấy đau khổ, hoặc căm ghét nó, đi chăng nữa.

Hình như đã từng có hai cụ già nói như thế này: “We were born in a time when if something was broken we would fix it, not throw it away(Chúng ta sinh ra vào cái thời mà nếu cái gì hỏng thì chúng ta sẽ cố sửa chữa nó chứ không phải là vứt nó đi) khi được hỏi về hôn nhân. Vậy đấy, chuyện gì sẽ xảy ra khi ta trở nên quá mệt mỏi và cảm thấy không còn có thể cố gắng vì nhau nữa, khi mối quan hệ đã bị ràng buộc bởi lễ nghi và văn hóa?

Không dám lạm bàn lựa chọn nào là đúng là sai. Tuy vậy, nhân vật trong phim đã phải lấy hi sinh về phần mình và tha thứ cho người kia để có thể tiếp tục làm vợ chồng, và thậm chí là một đôi vợ chồng hoàn hảo trong mắt người ngoài. Thật ra đây chỉ là một hình thức trầm trọng hóa vấn đề. Tỉ lệ để cuộc hôn nhân của bạn có trục trặc nghiêm trọng của bạn cỡ này là rất rất nhỏ thôi, nhưng thế mới thấy có những chuyện không to lắm thì ta có thể chấp nhận lẫn nhau được, phải không.

And then all we did was resent each other, and try to control each other. And cause each other pain.

That’s marriage.

Tôi vẫn luôn muốn nghĩ hôn nhân không tệ vậy đâu, nhỉ?


emo-ask

Thú thật ở trên đều là cảm nghĩ cá nhân cả, không có kinh nghiệm thực tế đâu nên nếu mọi người có thấy vớ vẩn quá thì bỏ qua cho. Vì tính chất đặc biệt của bộ phim này nên tôi luôn muốn được xem lại nó trong một cuộc hẹn: tôi sẽ cầm tay cô ấy, quay sang mỉm cười, và thì thầm: “This could be us” (Đây có thể là chúng ta đó). Nghe có vẻ rất đáng sợ nhưng thật ra chỉ toàn thiện chí mà thôi, ây da.

I’ve killed for you.
Who else can say that?

Tôi rất thích đoạn này. Phải, thành tựu tối cao đấy. Kiểu như “Anh có thể nhảy vào nước sôi lửa bỏng vì em” nhưng mà mấy ai chứng minh được đâu…

Leave a Reply